Thứ bảy, 20/04/2024
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”! - Nhiệt liệt chào mừng 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (01/01/2004 – 01/01/2024)!

Những nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023

Với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra mục tiêu giảm tai nạn giao thông từ 05-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2022 trong Năm An toàn giao thông 2023. Ngoài ra, tỉnh cũng đề ra mục tiêu về nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông; các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường trọng điểm. 

Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tập trung thực hiện tốt 06 nhóm nhiệm vụ trọng tâm:

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ thị, công điện, Kế hoạch của Chính phủ, Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành.

2. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; đảm bảo an toàn đường thuỷ nội địa; xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống vận tải công cộng. Lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.

3. Tiếp tục xây dựng văn hoá giao thông an toàn; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hệ thống thông tin đại chúng.

4. Tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân, đối tượng chủ yếu gây tai nạn giao thông; điều tra xử lý nghiêm các đối tượng gây tai nạn giao thông. Tiếp tục kiểm tra xử lý nghiêm tình trạng xe quá khổ, quá tải, tự ý thay đổi kích thước thành, thùng và tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông… các bãi đậu, đổ xe, điểm dừng, đón trả khách trên địa bàn tỉnh. Siết chặt kỷ cương trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường; công tác quản lý vận tải, gắn trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải và người điều khiển phương tiện được thuê; quản lý chặt chẽ người điều khiển phương tiện giao thông.

5. Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành Giao thông vận tải, Công an, Y tế và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật và chia sẻ phục vụ công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

6. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong khi thi hành công vụ; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông. Triển khai việc áp dụng ứng dụng báo cáo thông tin tai nạn giao thông trên nền kỹ thuật số nhằm kịp thời nắm bắt thông tin để xử lý và khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông.