Thứ năm, 28/03/2024
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”! - Nhiệt liệt chào mừng 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (01/01/2004 – 01/01/2024)!

Đề xuất tăng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng

Tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), cơ quan soạn thảo (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã đề xuất tăng mức trợ cấp hưu trí xã hội từ 360.000 đồng/người/tháng hiện nay lên 500.000 đồng/người/tháng đối với người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, không có trợ cấp BHXH hằng tháng.

Theo đó, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã bổ sung Chương III về trợ cấp hưu trí xã hội, trong đó quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, không có trợ cấp BHXH hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do NSNN đảm bảo. Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH được nâng từ 360.000 đồng/người/tháng hiện hành lên 500.000 đồng/người/tháng.

Ngoài ra, người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được cấp thẻ BHYT theo quy định của pháp luật BHYT. Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng với mức 10 triệu đồng. Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng và trợ cấp mai táng trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với NSNN.

https://baohiemxahoi.gov.vn:4545/pic/new_BHXH/Khac/photo1527676103764-15276761037661475360268_20230324090058AM.jpg

Cũng tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất, đối với người đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội mà có thời gian đóng BHXH, nếu có nguyện vọng thì sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng trong khoảng thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Mức trợ cấp bằng 500.000 đồng/tháng.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10-2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.